• Quỹ đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

29/ Tháng mười một

4 tỉnh, thành thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù từ 1.1.2022

Toàn cảnh kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV. Ảnh: Phạm Đông

Toàn cảnh kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV. Ảnh: Phạm Đông
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành các
Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, 
chính sách
đặc thù
 phát triển 4 địa phương: Thành phố Hải Phòng, tỉnh Nghệ
An, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cụ thể,
tại Nghị quyết số 35/2021/QH15, Quốc hội quyết nghị thí điểm một số cơ chế,
chính sách đặc thù đối với thành phố Hải Phòng về quản lý tài chính, ngân sách
nhà nước, phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch và thu
nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố quản lý.

Tại Nghị
quyết số 36/2021/QH15 và Nghị quyết số 37/2021/QH15 quy định thí điểm một số cơ
chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh Nghệ An, tỉnh Thanh Hóa về quản lý tài
chính, ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai,
quy hoạch, lâm nghiệp.

Nghị quyết
số 38/2021/QH15 quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với
tỉnh Thừa Thiên Huế về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước.

4 địa
phương trên thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù từ ngày 1.1.2022
và thực hiện trong 5 năm.

Theo Nghị
quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế đặc thù đối với Hải Phòng, phạm vi
điều chỉnh của Nghị quyết này liên quan đến quản lý tài chính, ngân sách nhà
nước, phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch và thu nhập
của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố quản lý.

Tại các
phiên thảo luận trước khi Nghị quyết này được thông qua, các đại biểu thuộc
Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đều thống nhất đánh giá, cơ chế đặc
thù sẽ mang đến cho Hải Phòng cơ hội phát triển mới. Với chính sách thu phí và
lệ phí, thành phố sẽ có nguồn thu quan trọng để phục vụ đầu tư, phát triển kinh
tế, xã hội.

Đối với
quản lý đất đai, việc quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa tuân
thủ theo các quy định như thực hiện công khai, lấy ý kiến của người dân, đối
tượng chịu sự tác động của chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Bảo đảm nguyên tắc,
điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai sẽ
là cơ sở quan trọng để khi thành phố triển khai các dự án lớn, đặc biệt là các
dự án liên quan đến phát triển bền vững.

Việc này
sẽ tránh được tình trạng thiếu cơ sở pháp lý như triển khai các dự án liên quan
đến đất nông nghiệp, trong đó có đất rừng như trước đây.

Nghị quyết
này cho phép điều chỉnh thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành
phố quản lý. Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương nhưng lương cơ bản
của cán bộ, viên chức, người lao động chỉ tương đồng với các tỉnh, thành phố
khác.

Do đó,
Nghị quyết quy định Hội đồng nhân dân thành phố được quyết định sử dụng nguồn
cải cách tiền lương còn dư của ngân sách thành phố. Cho phép ngân sách cấp dưới
sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi thu nhập bình quân tăng thêm
cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan chính quyền, Đảng,
đoàn thể do thành phố quản lý theo hiệu quả công việc. Mức chi này không quá
0,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ hoặc mức lương theo vị trí việc làm, chức
danh, chức vụ lãnh đạo.

Mức thu nhập cho các chuyên gia, nhà khoa học, tài
năng đặc biệt của thành phố do Hội đồng nhân dân thành phố quy định sẽ là cơ sở
quan trọng để thành phố điều chỉnh thu nhập cho người lao động và giữ chân nhân
tài.

PHẠM ĐÔNG (LAODONG.VN)

  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedln
  • Google +

TIN TỨC LIÊN QUAN

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024 30
Th07

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024

Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng 23
Th07

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng

Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam 23
Th07

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam

Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen 22
Th07

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0% 19
Th07

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.